Từ bao giờ mọi người đã quên đi việc Hoàng thất Nhật Bản không có quyền công dân?

Rất nhiều người thường quên hoặc hoàn toàn không biết một sự thật hiển nhiên: Thiên hoàng, Hoàng hậu và tất cả thành viên còn lại trong Hoàng thất, đều không phải “công dân Nhật Bản” bởi họ không có hộ tịch mà chỉ được ghi tên vào một thứ gọi là “Hoàng Thống phổ”. Nói cách khác, Hoàng thất không có “quyền công dân”, và không phải là “người có quốc tịch Nhật Bản” trên giấy tờ.

Người dân Nhật Bản được Hiến pháp bảo vệ mọi quyền cơ bản nhất của con người, như được ghi rõ từ Điều 10 đến Điều 40, và trớ trêu là, Hoàng thất không được bảo đảm những quyền này. Sự nhìn nhận duy nhất về Thiên hoàng chỉ vỏn vẹn qua một câu cực kỳ súc tích, “Thiên hoàng là biểu tượng của quốc gia Nhật Bản và cho sự hòa hợp dân tộc.” trong Điều 1. Nói một cách nghiệt ngã hơn, bản Hiến pháp này không xem Thiên hoàng và Hoàng thất là “con người”, khi họ chỉ có “bổn phận và nghĩa vụ” mà không có “quyền lợi”, lý thuyết có mà thực tế cũng có.

Hoàng thất không có quyền bầu cử, bởi họ sinh ra (trừ những người nữ xuất thân thường dân) đã không có quyền công dân, và cũng bị Hiến pháp cấm tham chính. Hoàng thất không có quyền chọn nơi cư trú hay tái định cư, cuộc đời họ gắn chặt với Hoàng cư theo sắp xếp của Cung Nội sảnh. Họ cũng không có quyền tự do kết hôn và mưu cầu hạnh phúc cá nhân. Việc phỉ báng Hoàng thất không bị ràng buộc trong các điều khoản pháp quy lẫn Hoàng thất Điển phạm. Lịch trình công sự và lễ vụ của họ kéo dài từ khi mở mắt đến tận lúc lên giường thay vì được quy định rõ ràng trong Bộ Luật lao động. Hoàng tộc ở các nước khác được hưởng một số đặc quyền để đáp trả nghĩa vụ của họ, nhưng Hoàng tộc Nhật Bản lại sống quá khiêm nhường.

Hoàng thất thực thi các nhiệm vụ triều chính lễ nghi của họ một cách miễn cưỡng với nỗi mặc cảm “mang nợ quốc dân”. Hoàng thất như chim quý trong lồng, được chu cấp đầy đủ từ ngân sách nhà nước (tiền thuế), ngân khố hoàng gia do Cung Nội sảnh quản lý (mà phần gốc rễ đã bị sung công quỹ sau năm 1945), nhà ở (kỳ thực là tài sản công của nhà nước do Chính phủ quản lý), bất luận họ có muốn vỗ cánh tự bay lên hay không. Sống giữa những quan niệm về ý thức công việc của xã hội hiện đại với sự nhận thức rằng sự tồn tại của bản thân là một nét văn hóa xưa cũ đang được bảo tồn, Hoàng thất gánh chịu những áp lực tinh thần và trách nhiệm khó giãi bày hơn tuyệt đại đa số quốc dân. Hoàng thất sống theo sự an bài một cách dè dặt, bởi họ hiểu rằng bất kỳ một sơ suất nào cũng sẽ hứng chịu những sự chỉ trích mang cớ quốc khố, vốn không có cơ sở bào chữa. Cuộc sống vật chất rất đầy đủ, nhưng tinh thần thì khiếm khuyết.

Tất cả là để bảo vệ sự trọn vẹn từ thời huyền sử của dân tộc Nhật Bản. Hoàng thất không phải “người Nhật Bản”, mà họ tượng trưng cho “nước Nhật Bản”, họ chính là “nước Nhật Bản”, bảo vệ Hoàng thất chính là bảo vệ Nhật Bản. Hoàng thất không có quyền công dân, vậy nên sự tồn tại của họ quý giá đến mức vô giá.

Danh sách quan chức cấp cao và đại diện hoàng gia các nước tham dự lễ Đăng quang của Thiên hoàng Bệ hạ

Đây là danh sách công khai các nguyên thủ, đại diện cao nhất của nhà nước, người đứng đầu chính phủ-nghị viện (danh nghĩa hoặc thực tế), đại diện cấp cao nhất của đoàn quốc gia, và vương tôn hoàng tộc cao quý đến 🇯🇵 Nhật Bản tham dự Đại lễ Đăng quang của Thiên hoàng Bệ hạ (theo thứ tự xướng tên), đồng thời được mời tham dự buổi Ngự yến chiêu đãi đặc biệt vào tối hôm đó (22 tháng 10 Lệnh Hòa nguyên niên), công bố bởi Cung nội sảnh và Bộ Ngoại giao Nhật Bản.

Bộ Ngoại giao đã gửi thư mời đến 194 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 183 quốc gia đón nhận lời mời bằng cách cử đại diện hoặc đại sứ/đặc sứ đến Nhật Bản (1 quốc gia yêu cầu Bộ Ngoại giao không công khai).

Số lượng quốc gia nằm trong danh sách phê duyệt đã tăng từ 165 nước vào Đại lễ Đăng quang của Thượng hoàng vào năm 1990, lên 195 nước. ※ Lưu ý: Chính phủ và Hoàng gia Nhật Bản quyết định hủy bỏ quốc thư gửi đến 🇸🇾 Cộng hòa Ả Rập Syria, bởi các chính sách vô nhân đạo trắng trợn của chính quyền/chế độ Tổng thống Bashar al-Assad.

(Đây là danh sách đầy đủ nhất và chính xác nhất, do đã kịp cập nhật các chức sắc hủy bỏ kế hoạch đến Nhật Bản vào phút chót, ví dụ trường hợp của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Thái tử Ả Rập Xê Út. Quốc hiệu đầy đủ được bao gồm.)

🇸🇿 Quốc vương Mswati III của Vương quốc Eswatini (Swaziland cũ)
🇳🇱 Nhà vua Willem-Alexander của Vương quốc Hà Lan
🇰🇭 Quốc vương Norodom Sihamoni của Vương quốc Campuchia
🇸🇪 Quốc vương Carl XVI Gustaf của Vương quốc Thụy Điển
🇪🇸 Nhà vua Felipe VI của Vương quốc Tây Ban Nha
🇹🇴 Quốc vương Tupou VI của Vương quốc Tonga
🇧🇹 Long vương Jigme Khesar Namgyel Wangchuck của Vương quốc Bhutan
🇧🇳 Sultan Hassanal Bolkiah của Nhà nước Brunei Darussalam
🇧🇪 Nhà vua Philippe của Vương quốc Bỉ
🇲🇾 Quốc vương Abdullah của Malaysia
🇱🇸 Nhà vua Letsie III của Vương quốc Lesotho
🇱🇺 Đại Công tước Henri của Đại công quốc Luxembourg
🇲🇨 Thân vương Albert II của Thân vương quốc Monaco
🇶🇦 Emir Tamim bin Hamad Al Thani của Nhà nước Qatar
🇦🇺 Toàn quyền David Hurley của Thịnh vượng chung Úc
🇳🇿 Toàn quyền Patsy Reddy của New Zealand
🇨🇰 Đại diện của Nữ hoàng Tom Marsters của Quần đảo Cook
🇵🇬 Toàn quyền Bob Dadae của Nhà nước Độc lập Papua New Guinea
🇸🇧 Toàn quyền David Vunagi của Quần đảo Solomon
🇦🇬 Toàn quyền Rodney Williams của Antigua và Barbuda
🇧🇧 Toàn quyền Sandra Mason của Barbados
🇧🇿 Toàn quyền Colville Young của Belize
🇻🇨 Toàn quyền Susan Dougan của Saint Vincent và Grenadines
🇦🇫 Tổng thống Ashraf Ghani của Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan
🇦🇱 Tổng thống Ilir Meta của Cộng hòa Albania
🇦🇲 Tổng thống Armen Sarkissian của Cộng hòa Armenia
🇮🇳 Tổng thống Ram Nath Kovind của Cộng hòa Ấn Độ Continue reading

Toàn văn thông điệp nhân ngày quốc lễ Đản sanh cuối cùng của Thiên hoàng Bệ hạ (23 tháng 12 năm Bình Thành thứ 30)

※ Lưu ý: Bệ hạ tự xưng là “tôi” (watashi) chứ không phải “Trẫm” (chin). Thiên hoàng Showa đã không còn tự xưng là “Trẫm” sau khi kết thúc chiến tranh (chữ “Trẫm” quen thuộc nhất vẫn đang nằm trong Hiến pháp Nhật Bản, phần “Sắc lệnh”), và Kim thượng Thiên hoàng cũng không tự xưng là “Trẫm”. Đã cố gắng dịch một cách gần gũi trong tiếng Việt và bỏ qua các lễ từ quá thuần Nhật, các phần trong ngoặc hoàn toàn là chú thích của người dịch.

Nguyên văn bài nói của Thiên hoàng Bệ hạ: https://youtu.be/r65-5z4-28o