Ukraina: Sự phản bội hạt nhân từ Nga


Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói vì Ukraina định sở hữu vũ khí hạt nhân nên Nga phải tấn công.

Cái cớ này khá trớ trêu. Ukraina nói muốn sở hữu vũ khí hạt nhân, thứ từng thuộc về họ cho đến năm 1994, chính vì Nga đã cướp bán đảo Krym và hậu thuẫn cho vùng lỳ khai Donbas, vi phạm trắng trợn lời hứa năm nào.

Ngày 5 tháng 12 năm 1994, Ukraina lúc bấy giờ là nước sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới, đã ký vào Giác thư Budapest giải trừ số vũ khí mang tính hủy diệt của mình và chuyển giao chúng cho Nga, để đổi lại sự cam kết an ninh của cả Nga, Hoa Kỳ và Anh ー các cường quốc hạt nhân ー rằng lãnh thổ của mình sẽ không bao giờ bị xâm phạm, cùng sự độc lập về chính trị và kinh tế. Cùng ký vào Giác thư Budapest còn có Kazakhstan và Belarus.

Đúng 20 năm sau, Nga phá vỡ cam kết Budapest, sát nhập bán đảo Krym vào nước mình và viện trợ cho lực lượng dân quân ly khai ở Donbas, xuất phát từ việc họ không muốn Ukraina độc lập về chính trị, hai trong số những điều kiện mà Nga từng cam kết năm xưa. Chua chát thay khi Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraina phải than thở rằng: “Giờ đây chúng tôi mất cả vũ khí hạt nhân lẫn an ninh.”

Càng chua chát hơn khi mới đây Belarus đã sửa đổi hiến pháp cho phép nước này tái sở hữu vũ khí hạt nhân và đang đòi Nga trả lại số vũ khí đó, điều mà Nga chắc chắn sẽ hưởng ứng do vị thế chư hầu của Belarus.

Rốt cuộc Ukraina, vì thân phương Tây, nên bị xâm lược vì ý định sở hữu vũ khí hạt nhân vốn từng thuộc về họ, và cũng vốn là con bài để họ mặc cả về an ninh và chính trị của chính mình. Giác thư Budapest với Nga bây giờ không khác gì cuộn giấy vệ sinh đã xài rồi.

Từ bài học của Ukraina, các nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân có lẽ không bao giờ nên từ bỏ chương trình phát triển vũ trang của họ, vì an nguy dân tộc.

Tản mạn về kết quả cuộc bầu cử dân chủ Hội đồng Quận tại Hồng Kông

Tranh ủng hộ phong trào phản kháng từ cat (pixiv ID: 37563350)

Điều quan trọng là cuộc bầu cử nói lên ý nguyện thật sự của đại đa số cử tri đi bầu, tức là 4,1 triệu trong số hơn 7 triệu người dân Hồng Kông, giữa muôn trùng nhũng nhiễu từ Bắc Kinh. Kẻ nắm quyền bao giờ cũng có lợi thế nhiều nhất và thủ sẵn nhiều công cụ, phương tiện nhất để cản trở các đối thủ thấp cô bé họng hơn nó (ví dụ sống động của chính quyền và nhân dân). Đừng hỏi tại sao trong đa phần trường hợp xảy ra xung đột dân sự, người ta lại có xu hướng cảm tình dành cho dân thường hơn là những người thực thi quyền lực, vốn vừa “chính danh ngôn thuận” vừa được nai nịt tận răng.

Kết quả bầu cử cũng cho thấy công sức nửa năm trời đấu tranh của phong trào phản kháng là chính nghĩa, đúng đắn và không hề lãng phí, bởi nếu không có sự ủng hộ quần chúng, phe thân Bắc Kinh chắc chắn một lần nữa chiếm hơn 2/3 ghế địa phương. Nó đáp trả sự vu cáo “khủng bố” nhắm vào cả phong trào phản kháng, cũng đồng thời xoa dịu tâm lý quá khích và phá hoại bộc phát của một số kẻ bài Đại lục cực đoan.

Không như hàng loạt tổ chức sừng sỏ hay các cường quốc luôn hô hào ủng hộ tự do dân chủ nhưng chấp nhận quỵ lụy trước chính quyền Trung Nam Hải và phải viết thư xin lỗi một cách nhục nhã mỗi khi làm “tổn thương trái tim người dân” Đại lục, một vùng lãnh thổ nhỏ bé thua thiệt về mọi khía cạnh chính trị lẫn xuất phát điểm lịch sử, không có tư cách quốc gia như Hồng Kông, đã kiên quyết khước từ khấu đầu trước kẻ cầm quyền họ cho là phường vô lại (và… có ai mà không nghĩ nó là quân kẻ cướp vô lại?). “Cứng quá thì gãy” hay không chưa thể biết được, nhưng chưa thử “cứng” mà đã sợ “gãy” thì bản đồ thế giới ắt đã không được như bây giờ (hay có thể nào đó lại là điều… tốt?).

Có thể trong Hội đồng Lập pháp, quyền lực vẫn sẽ thuộc về phe thân Bắc Kinh (Phe kiến chế) dù có qua bao lần bầu cử, bởi cái xiềng mà Bắc Kinh trói buộc Hồng Kông từ sau năm 1997 chỉ có thít chặt thêm từng ngày cho đến năm 2047 chứ không thể nới lỏng ra, và dẫu phong trào phản kháng có bị chà đạp hay bị lạm dụng cho các mục đích khác nhau trong tương lai, tiếng nói của người Hồng Kông trước thế giới hôm nay là thật, là một thời khắc lịch sử xứng đáng được khắc cốt ghi tâm.

Cười cợt cuộc bầu cử được đánh giá là “dân chủ nhất có thể có tại Hồng Kông” (theo SCMP và NHK), cũng là nhạo báng các giá trị thuần túy của quyền làm chủ của nhân dân, thứ mà trong hoàn cảnh bình thường, nhà cầm quyền nơi nào cũng mặc sức tung hô. Hồng Kông vẫn sẽ bảo tồn nét văn hóa Trung Hoa như đã luôn từ xưa đến nay, song có chấp nhận nền chính trị đương thời của Đại lục hay không, quyền quyết định “nên” được trao cho cư dân của chính nó. Người Anh trong quá khứ chưa từng trực tiếp trao cho Hồng Kông đặc quyền này, nhưng nó không phải là cái cớ để phủ nhận thứ mà người Hồng Kông ngày nay khao khát và xứng đáng được hưởng.

Những người bạn là người Hồng Kông của tôi đều đã quay về quê hương thực hiện quyền bầu cử (tất nhiên họ ủng hộ Phe dân chủ). Họ sẽ trở lại Nhật Bản vào tối nay. Tuy khá hiểu niềm sung sướng không gì tả xiết qua những dòng LINE chat, tôi vẫn nôn nóng được nghe trực tiếp cảm xúc của họ.

Danh sách quan chức cấp cao và đại diện hoàng gia các nước tham dự lễ Đăng quang của Thiên hoàng Bệ hạ

Đây là danh sách công khai các nguyên thủ, đại diện cao nhất của nhà nước, người đứng đầu chính phủ-nghị viện (danh nghĩa hoặc thực tế), đại diện cấp cao nhất của đoàn quốc gia, và vương tôn hoàng tộc cao quý đến 🇯🇵 Nhật Bản tham dự Đại lễ Đăng quang của Thiên hoàng Bệ hạ (theo thứ tự xướng tên), đồng thời được mời tham dự buổi Ngự yến chiêu đãi đặc biệt vào tối hôm đó (22 tháng 10 Lệnh Hòa nguyên niên), công bố bởi Cung nội sảnh và Bộ Ngoại giao Nhật Bản.

Bộ Ngoại giao đã gửi thư mời đến 194 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 183 quốc gia đón nhận lời mời bằng cách cử đại diện hoặc đại sứ/đặc sứ đến Nhật Bản (1 quốc gia yêu cầu Bộ Ngoại giao không công khai).

Số lượng quốc gia nằm trong danh sách phê duyệt đã tăng từ 165 nước vào Đại lễ Đăng quang của Thượng hoàng vào năm 1990, lên 195 nước. ※ Lưu ý: Chính phủ và Hoàng gia Nhật Bản quyết định hủy bỏ quốc thư gửi đến 🇸🇾 Cộng hòa Ả Rập Syria, bởi các chính sách vô nhân đạo trắng trợn của chính quyền/chế độ Tổng thống Bashar al-Assad.

(Đây là danh sách đầy đủ nhất và chính xác nhất, do đã kịp cập nhật các chức sắc hủy bỏ kế hoạch đến Nhật Bản vào phút chót, ví dụ trường hợp của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Thái tử Ả Rập Xê Út. Quốc hiệu đầy đủ được bao gồm.)

🇸🇿 Quốc vương Mswati III của Vương quốc Eswatini (Swaziland cũ)
🇳🇱 Nhà vua Willem-Alexander của Vương quốc Hà Lan
🇰🇭 Quốc vương Norodom Sihamoni của Vương quốc Campuchia
🇸🇪 Quốc vương Carl XVI Gustaf của Vương quốc Thụy Điển
🇪🇸 Nhà vua Felipe VI của Vương quốc Tây Ban Nha
🇹🇴 Quốc vương Tupou VI của Vương quốc Tonga
🇧🇹 Long vương Jigme Khesar Namgyel Wangchuck của Vương quốc Bhutan
🇧🇳 Sultan Hassanal Bolkiah của Nhà nước Brunei Darussalam
🇧🇪 Nhà vua Philippe của Vương quốc Bỉ
🇲🇾 Quốc vương Abdullah của Malaysia
🇱🇸 Nhà vua Letsie III của Vương quốc Lesotho
🇱🇺 Đại Công tước Henri của Đại công quốc Luxembourg
🇲🇨 Thân vương Albert II của Thân vương quốc Monaco
🇶🇦 Emir Tamim bin Hamad Al Thani của Nhà nước Qatar
🇦🇺 Toàn quyền David Hurley của Thịnh vượng chung Úc
🇳🇿 Toàn quyền Patsy Reddy của New Zealand
🇨🇰 Đại diện của Nữ hoàng Tom Marsters của Quần đảo Cook
🇵🇬 Toàn quyền Bob Dadae của Nhà nước Độc lập Papua New Guinea
🇸🇧 Toàn quyền David Vunagi của Quần đảo Solomon
🇦🇬 Toàn quyền Rodney Williams của Antigua và Barbuda
🇧🇧 Toàn quyền Sandra Mason của Barbados
🇧🇿 Toàn quyền Colville Young của Belize
🇻🇨 Toàn quyền Susan Dougan của Saint Vincent và Grenadines
🇦🇫 Tổng thống Ashraf Ghani của Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan
🇦🇱 Tổng thống Ilir Meta của Cộng hòa Albania
🇦🇲 Tổng thống Armen Sarkissian của Cộng hòa Armenia
🇮🇳 Tổng thống Ram Nath Kovind của Cộng hòa Ấn Độ Continue reading

“Tenki no Ko” giữa tâm điểm “phong trào bài trừ hàng hóa Nhật Bản” tại Hàn Quốc

Áp phích chính thức tại Hàn Quốc.
© 2019 “Tenki no Ko” Production Committee

Đây là phần tiếp theo cùng chủ đề, xem phần trước tại: Tương lai của anime như “Tenki no Ko” tại Hàn Quốc.

Media Castle, công ty cấp quyền phân phối Tenki no Ko tại Hàn Quốc, thông báo rằng phim sẽ được công chiếu rộng rãi vào ngày 30 tháng 10, muộn hơn Nhật Bản ba tháng.

Trước tiên phải nhấn mạnh, mối quan tâm từ công luận Hàn Quốc dành cho Tenki no Ko không hề nhỏ, bắt nguồn từ danh tiếng của Shinkai Makoto sau Kimi no Nawa. Báo cáo ghi nhận đã có nhiều lượt người Hàn Quốc nhập cảnh Nhật Bản trong những tuần đầu Tenki no Ko khởi chiếu, do không thể đợi xem phim tại chính nước mình.

Kimi no Nawa. đã trở thành một hiện tượng điện ảnh tại Hàn Quốc. Trong số những quốc gia bị phim này khuấy động phòng vé năm 2016-2017, Hàn Quốc là nơi người ta chứng kiến sự ủng hộ cuồng nhiệt nhất với các hoạt động quảng bá và ảnh hưởng truyền thông kèm theo khoa trương không kém gì Nhật Bản. Nó trở thành phim Nhật Bản ăn khách nhất tại Hàn Quốc, với hơn 3,7 triệu khán giả. Đến các ấn phẩm bổ sung của Kimi no Nawa. như tiểu thuyết hay CD nhạc cũng làm mưa làm gió thị trường xuất bản Hàn Quốc suốt một thời gian dài. Rất khó để một tác phẩm Nhật Bản gây được sức ảnh hưởng như thế tại một quốc gia như Hàn Quốc, vốn có ngành công nghiệp giải trí phát triển cực kỳ mạnh và xu hướng ủng hộ sản phẩm quốc nội là thượng tôn, xét thêm hoàn cảnh quan hệ hai nước.

Nó phần nào giải thích lý do người Hàn Quốc rất quan tâm đến Tenki no Ko, bởi cái bóng quá lớn của Kimi no Nawa., nhưng chỉ thế thôi thì chưa đủ.

Thực tế là, Tenki no Ko ra đời ngay tâm điểm “phong trào bài trừ hàng hóa Nhật Bản” (Nhật Bản Bất Mãi Vận Động) lan tỏa mạnh mẽ tại Hàn Quốc, kể từ tháng 7. Tại sao lại có phong trào này thì đã đề cập trong kỳ 1, nhưng có lẽ hầu hết mọi người đều đã biết.

Tenki no Ko vốn dự định ra rạp tại Hàn Quốc vào đầu tháng 10, nhưng lịch chiếu đã phải hoãn lại khi xu hướng tẩy chay các văn hóa phẩm Nhật Bản cũng dần trở nên cực đoan và ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng.

Phát ngôn viên của Media Castle cho biết, phim đã phải dời lịch chiếu trễ hơn 1 tháng so với kế hoạch ban đầu do lo ngại từ tác động xã hội, đồng thời gửi lời xin lỗi người hâm mộ.

Tâm lý bài Nhật đã nổi lên từ tháng 7, ban đầu chỉ gây ảnh hưởng lên ngành du lịch, sau đã trực tiếp tác động đến các “văn hóa phẩm nhạy cảm”. Media Castle đã phải cân nhắc kỹ lưỡng trước mỗi hoạt động quảng bá Tenki no Ko, do có thể phát sinh những hệ quả khó lường giữa bầu không khí xã hội căng thẳng như thế.

Hai phim anime franchise hàng đầu trước đó, Eiga Conan 23 (Konjou no Fist) và Eiga Doraemon 39 (Nobita no Getsumen Tansaki), đã thấm đòn đau tại Hàn Quốc. Conan có chưa tới 200.000 khán giả, còn Doraemon thậm chí bị hoãn vô thời hạn (gần như đồng nghĩa hủy chiếu).

Trước đó, đã có một số luồng quan điểm trái chiều về Tenki no Ko trên các diễn đàn mạng Hàn Quốc. Những bình luận phân cực như “thật sự muốn xem thì hãy xem, còn không thì khỏi”, “hãy cân nhắc kỹ”, “chỉ có bọn cuồng Nhật mới xem” nhan nhản trên Internet.

“Chúng tôi chỉ mong rằng Tenki no Ko, bộ phim khắc họa một thế giới mới của đạo diễn Shinkai Makoto, sẽ có thể truyền tải linh hồn nguyên bản của tác giả về lý tưởng sống hết mình cho tuổi trẻ, qua đó mang lại cho khán giả những cảm xúc không thể nào quên.”, đó là những lời gửi gắm từ Media Castle.

Tương lai của anime như “Tenki no Ko” tại Hàn Quốc

© 2019 “Tenki no Ko” Production Committee

Nói đến cuộc “thương chiến Nhật-Hàn”, mà thật ra tâm lý bài Nhật tài Hàn Quốc đã nung nấu từ cả thế kỷ, ngành công nghiệp anime sẽ gặp bất lợi về nhân lực gia công nếu quan hệ giữa hai nước tồi tệ thêm, nhưng nó chưa phải là mối bận tâm thực tiễn.

Eiga Doraemon 39 đã bị “delay” tại Hàn Quốc đúng vào ngày Nhật Bản “đá” Hàn Quốc khỏi danh sách trắng, bao giờ đến lượt Tenki no Ko? Kimi no Nawa. từng thống lĩnh phòng vé Hàn Quốc và đã trở thành bộ phim Nhật Bản (nói chung) ăn khách nhất nước này (đánh bại các huyền thoại Ghibli). Sự kỳ vọng cho Tenki no Ko là rất cao, rất nhiều người đang mong đợi xem trực tiếp tác phẩm mới của Shinkai Makoto, thậm chí nhiều người đã không thể đợi được và mua vé sang Nhật Bản xem ngay từ ngày đầu phim ra rạp.

Sự bài trừ văn hóa phẩm Nhật Bản tại Hàn Quốc đang dần lên đến đỉnh, cũng không lạ gì nếu chính sách cấm nhập khẩu văn hóa phẩm Nhật Bản lại được áp dụng, sau khi bị dỡ bỏ vào cuối thập niên 90. Chỉ có sản phẩm văn hóa đóng vai trò là cầu nối giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, và nó không nên bị chính trị hóa.

Cũng giống như tại Đại lục, nơi tâm lý bài Nhật còn khủng khiếp hơn Hàn Quốc, tình cảm dành cho anime và manga Nhật Bản vẫn thường được bảo toàn, nhưng các chính sách của chính phủ sẽ hạn chế xu hướng này. Có lẽ người ta sẽ viện dẫn lý do này hay lý do khác để bài trừ hay ngăn cản con em họ đến rạp xem một anime như Tenki no Ko.

Tenki no Ko dự kiến đến Hàn Quốc vào tháng 10, trễ hơn ba tháng so với bản quốc. Có lẽ những nhà cấp phép cũng lo ngại từ trước và không dám đả động gì đến bộ phim trong thời gian nhạy cảm này, nhưng không có nghĩa là đến tháng 10 thì mọi sự đã hanh thông, xét theo tình hình thực tế.

Mất thị trường Hàn Quốc sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu phòng vé toàn cầu của Tenki no Ko khi so sánh với “người tiền nhiệm” Kimi no Nawa., và sẽ thật không đáng nếu Tenki no Ko là một cái gì đó xuất chúng như Kimi no Nawa. (ít nhất là trong con mắt đại chúng). Nhưng cách bộ phim trước thể hiện rõ ràng giúp làm sống lại các nét văn hóa xưa cũ của Nhật Bản và quảng bá hình ảnh nước Nhật Bản tuyệt đẹp ra thế giới một cách quyến rũ hơn bao giờ hết.

Nói qua nói lại, tôi vẫn chưa xem Tenki no Ko vì sự tiết chế cá nhân với tang lễ của KyoAni.

Hãy hy vọng người Hàn Quốc sẽ đón nhận bộ phim với một tâm thế cởi mở thay vì bị tác động cực đoan từ các vấn đề chính trị.

Đây là phần đầu tiên cùng chủ đề, xem phần sau tại: “Tenki no Ko” giữa tâm điểm “phong trào bài trừ hàng hóa Nhật Bản” tại Hàn Quốc.

Đảng Cộng sản Nhật Bản nói họ không theo chủ nghĩa cộng sản…?

Trong chuỗi biểu tình tại Hồng Kông, một số chính trị gia đang ra tranh cử của Đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP) tuyên bố ủng hộ người biểu tình. Cái tên “Đảng Cộng sản” dường như là một “rào cản” đáng lo ngại, trong bối cảnh người dân đặc biệt chú ý đến thái độ của Đảng Cộng sản Trung Quốc và phẫn nộ thay cho người dân Hồng Kông. Đã có một số lời kêu gọi “ngây thơ” trên Twitter rằng JCP nên đánh tiếng với các “đồng chí” của họ tại Hoa lục để ngăn ngừa một cuộc đàn áp có thể xảy ra giống như hồi 1989, dù thực tế là hai đảng này không ưa nhau.

Tháng 5, JCP một lần nữa khẳng định họ đã từ bỏ đường lối bài trừ hoàng tộc, và những gì đảng hướng đến là bảo toàn nguyên vẹn Hiến pháp, trong đó có điều luật về Thiên hoàng Bệ hạ và Hoàng thất. Mục tiêu chính là ngăn không cho LDP sửa đổi Điều 9.

Ohno Takashi, một chính trị gia JCP, nhấn mạnh trong một bài viết trên blog cá nhân rằng, “Nhiều người ấn tượng xấu với “Chủ nghĩa cộng sản”, nhưng Chủ nghĩa cộng sản mà Đảng Cộng sản Nhật Bản nhắm đến là trái ngược hoàn toàn với các định kiến như vậy.”

Những người ủng hộ JCP đưa ra lập luận, chính LDP mới đang hành xử như Đảng Cộng sản Trung Quốc (vụ di dời căn cứ Hoa Kỳ đến Henoko). Và liên tục nhấn mạnh rằng “Đảng Cộng sản Nhật Bản” khác với “Chủ nghĩa cộng sản” về mục tiêu cuối cùng. Một cách vận động có vẻ như khá khôn ngoan trong hoàn cảnh bất lợi hiện nay. Theo khảo sát, JCP đang rượt đuổi sát nút với Nippon Ishin no Kai, nhưng LDP, CDP và Komeito vẫn chiếm ưu thế. Song sự mất lòng tin vào Abenomics đã nâng vị thế của JCP lên cao hơn hẳn (đặc biệt với lời thề hủy bỏ tăng thuế tiêu dùng lên 10%).

Cuộc bầu cử tháng 7 này sẽ rất gay cấn. Song hy vọng duy nhất của JCP để chiếm nhiều ghế hơn vẫn là liên minh.

Cầu chúc sự an toàn cho những bạn bè thân thiết của tôi sẽ tham gia cuộc vận động 616.

Đã không hay biết gì về những khó khăn và nỗi xúc động của các bạn trong gần một tuần lễ. Mong sớm cùng gia đình gặp lại các bạn ở Nishiyama vào ngày 13 tháng 7. Những người anh hùng thực sự của một đất nước khác. Hãy luôn giữ vững niềm tin và rồi sẽ được đền đáp.

#香港加油

Thuyết khách đến từ Hồng Kông (sự quan tâm đến cuộc biểu tình tại Hồng Kông)

Từ hôm 12, Chu Đình (một trong các nhà hoạt động trẻ tuổi nổi bật của Phong trào Dù Vàng) đã đến Tokyo kêu gọi sự ủng hộ của giới trí thức, chính trị và công chúng nói chung đối với cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông chống lại dự thảo luật tội phạm bỏ trốn 2019.

Chu Đình, cô gái sinh năm 1996 mà người Hồng Kông trìu mến gọi là “Nữ thần Học dân tư triều”, được mến mộ tại Nhật Bản và những phát biểu của cô (hoàn toàn bằng tiếng Nhật) thu hút sự quan tâm lớn của thính giả. Cô cũng đến nói chuyện với các sinh viên của Meiji-dai theo lời mời của Giáo sư Suzuki Ken. Những hoạt động như vậy truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ tuổi Nhật Bản và củng cố thêm sự đồng cảm và ủng hộ mà Nhật Bản dành cho Hồng Kông.

Bài nói của Chu Đình được lan truyền nhanh chóng trên các kênh xã hội, nhờ vậy mà đã có nhiều người Nhật hơn biết về tình hình tại Hồng Kông một cách trực tiếp thay vì thông qua báo đài.

Toàn văn thông điệp nhân ngày quốc lễ Đản sanh cuối cùng của Thiên hoàng Bệ hạ (23 tháng 12 năm Bình Thành thứ 30)

※ Lưu ý: Bệ hạ tự xưng là “tôi” (watashi) chứ không phải “Trẫm” (chin). Thiên hoàng Showa đã không còn tự xưng là “Trẫm” sau khi kết thúc chiến tranh (chữ “Trẫm” quen thuộc nhất vẫn đang nằm trong Hiến pháp Nhật Bản, phần “Sắc lệnh”), và Kim thượng Thiên hoàng cũng không tự xưng là “Trẫm”. Đã cố gắng dịch một cách gần gũi trong tiếng Việt và bỏ qua các lễ từ quá thuần Nhật, các phần trong ngoặc hoàn toàn là chú thích của người dịch.

Nguyên văn bài nói của Thiên hoàng Bệ hạ: https://youtu.be/r65-5z4-28o

Tôi thử làm trắc nghiệm quan điểm chính trị trên PolitiScales

Kết quả là…

Hừm… tôi nghĩ mình khá… ôn hòa, phải không? (có lẽ vậy, cười).

Tôi thường tự nhận mình có xu hướng trung hữu, nhìn thế này cũng không thật sự chắc chắn. Dù sao, tôi tự tin rằng mình không quá cứng nhắc, và ở mỗi vấn đề tôi có cách nhìn và đánh giá tính chất của nó tương đối linh hoạt.

Có thể thử làm trắc nghiệm này qua trang www.politiscales.net/.